Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ X – 2016 sẽ diễn ra tại Đức Trọng

Soạn tin nhắn CAFE và gửi tới 8388
để biết giá cà phê chính xác nhất ở khu vực của bạn
Với chủ đề “Tuổi trẻ và Di sản văn hóa cồng chiêng”, Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ X – 2016 do Sở VH-TT-DL Lâm Đồng tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày 31/3 và 1/4/2016 tại huyện Đức Trọng.
le-hoi-van-hoa-cong-chieng-tinh-lam-dong-lan-thu-x-2016-se-dien-ra-tai-duc-trong
le-hoi-van-hoa-cong-chieng-tinh-lam-dong-lan-thu-x-2016-se-dien-ra-tai-duc-trong
Vũ điệu xoang mê say theo nhịp cồng chiêng
Tham dự lễ hội lần này có hơn 600 nghệ nhân trẻ có tuổi đời từ 18 – 30 người dân tộc thiểu số bản địa Mạ, K’Ho, Churu, M’Nông đến từ 12 huyện, thành trong tỉnh và 11 đội cồng chiêng của 11 xã thuộc huyện Đức Trọng. Hướng đến đối tượng là những người trẻ tuổi, Lễ hội Văn hóa cồng chiêng lần thứ X nhằm khơi dậy trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc kế tục, gìn giữ di sản văn hóa cha ông để lại.
7 hoạt động chính sẽ diễn ra trong lễ hội gồm: Diễu hành xe cổ động, Lễ dâng hương và xin lửa, Đêm hội khai mạc, Lễ hội Sên Mường dân tộc Thái, Thi diễn tấu cồng chiêng, Tham quan danh lam thắng cảnh, Đêm hội Đại đoàn kết (bế mạc). Đáng chú ý là Hội Xên Mường (một lễ hội của đồng bào Thái di cư từ miền núi phía Bắc vào Đức Trọng) được lồng ghép vào lễ hội sẽ là một nét đẹp của sự hòa quện giữa múa xòa Tây Bắc và múa xoang Tây Nguyên mang ý nghĩa lớn về đoàn kết gắn bó của các dân tộc anh em đang sinh sống trên mảnh đất Lâm Đồng.
Lễ hội Văn hóa cồng chiêng lần này là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng thời, khẳng định vai trò của văn hóa cồng chiêng trong đời sống đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

"Giáo dục 2013 - Chính sách và con người, có phải cặp đôi hoàn hảo?"

"Giáo dục 2013 - Chính sách và con người, có phải cặp đôi hoàn hảo?"

 01/01/14 08:09
(GDVN) - Bắt đầu năm 2013, ngày 1 tháng 1, Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực thi hành, đấy là “sinh”, đấy là bắt đầu một chu trình mới.
Ảnh minh họa

Phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại trường đại học

 27/12/13 08:52
(GDVN) - Việc làm sau đại học không nhất thiết phải trùng với ngành học trong đại học. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm những nghề khác hẳn với chương trình đào tạo tại đại học.
Bài viết nhằm chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm từ góc nhìn người chuyên viên nhân sự đối với các hoạt động nhằm phát triển nghề nghiệp cho các bạn sinh viên tại các trường đại học của tác giả Vũ Tuấn Anh trong loạt bài “Giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Đại học và cao đẳng trong và ngoài nước chưa có việc làm đến năm 2020”. 
Sinh viên học đại học có thể chia làm ba loại căn bản. Thứ nhất: các em đã an tâm và sống chết với ngành đang học. Thứ hai: các em sinh viên sinh viên cảm nhận trung tính về ngành nghề đang học và thứ ba : các em sinh viên có cảm nhận rằng mình đã chọn sai nghề học tại đại học. 
Đối với trường hợp thứ ba, trong các trường đại học của chúng ta chưa có những chương trình quan tâm và biện pháp xử lý thấu đáo cho các em. Chương trình phát triển nghề nghiệp cho sinh viên cần nhằm mục đích giúp cho sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.
Việc làm sau đại học không nhất thiết phải trùng với ngành học trong đại học. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm những nghề khác hẳn với chương trình đào tạo tại đại học. 
Xu hướng trên thế giới hướng tới đa ngành nghề nhằm giúp cho cá nhân tự thích nghi đáp ứng với những ngành mới hay những thay đổi trong những ngành hiện tại. Như vậy chương trình phát triển nghề nghiệp cần phải giúp cho sinh viên tiếp tục đánh giá lại những năng lực, tính cách, sở thích và đam mê ở bên trong mỗi cá nhân sinh viên và liên tục giúp cho họ đánh giá lại những ngành nghề có phù hợp hay không. 
Có rất nhiều sinh viên trong quá trình học phát hiện ra những ngành đang học không phù hợp với họ và mong muốn thay đổi hoặc chí ít tự chuẩn bị thêm cho mình để chuyển sang một ngành khác sau khi tốt nghiệp.
Các thầy cô giảng dạy hay cán bộ phụ trách tư vấn nghề nghiệp luôn luôn thường xuyên nhận được những câu hỏi rằng em có nên chuyển nghề này, em có nên thay đổi ngay khi các bạn đã học đại học.  Một chương trình phát triển nghề nghiệp đúng nghĩa sẽ giúp các em tự đánh giá và hoạch định kế hoạch nghề nghiệp cho mình. 
Nói một cách khác, công tác hướng nghiệp một lần nữa cần phải thực hiện song song với quá trình học tập tại bậc đại học. Các công cụ đánh giá năng lực, kỹ năng, tính cách và quan tâm nghề nghiệp, các thông tin về nghề nghiệp, các yếu tố thay đổi nghề nghiệp trong các ngành, dự báo về nguồn nhân lực cần phải liên tục được thông tin và truyền tải tới các bạn sinh viên. Các hoạt động này cũng rất cần thiết với các bạn sinh viên thuộc nhóm hai khi chưa có hiểu về nghề đang học. Các chương trình này cần thực hiện trong năm thứ 1 và 2 đặc biệt trong học kỳ đầu tiên của đại học khi các em mới thay đổi môi trường học. 
Một điều quan trọng kế tiếp để giúp sinh viên có được nghề nghiệp ổn định sau khi đi làm đó là giải thích, hỗ trợ cho các em hiểu đúng về học đại học hiệu quả. Các bạn sinh viên trẻ thường quan niệm học giỏi và đi làm là hai phạm trù không liên quan với nhau. Học lực rất quan trọng do học giỏi thì có thể không làm giỏi tuy nhiên học kém chắc chắn không làm tốt. 
Quan trọng nhất trong quá trình học tập nghiêm túc, các bạn sinh viên rèn luyện năng lực tư duy, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, sáng tạo , chịu áp lực v/v là những yếu tố quan trọng quyết định thành công sau khi đi làm. Ngoài ra học vấn cũng là tấm vé để cho các bạn lọt khỏi “ vòng gửi xe“ - xét duyệt hồ sơ tại các doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường lao động. Các chương trình và hoạt động khuyến học cần thực hiện bởi khoa, đoàn thanh niên và các câu lạc bộ tại trường đại học sẽ giúp thúc đẩy học đại học hiệu quả. Ngoài ra các chương trình thay đổi và phát triển nhận thức học đại học cho đúng cũng nên thường xuyên tiến hành và duy trì. 
Mục tiêu kế tiếp của chương trình phát triển nghề nghiệp đó là nhằm giúp cho các bạn sinh viên có được nền tảng chung của một người lao động chuyên nghiệp trong tương lai. Các hoạt động này chung cho cả ba đối tượng sinh viên nói trên vì ngành nào, nghề nào cũng cần có các nền tảng này.
Các chương trình và hoạt động này nhằm giúp giải quyết các vấn đề chúng ta thường thấy doanh nghiệp trong và ngoài nước than phiền rất nhiều. Các vấn đề chung có thể tổng kết đó là 1- kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp  2- tiếng Anh 3- Tác phong và thái độ  làm việc chuyên nghiệp 4- Sáng tạo 5- Tư duy hệ thống 6- Khung năng lực. 
Quan trọng nhất của chương trình này nhằm vượt qua bình quân chủ nghĩa đang ngự trị trong giới trẻ thông qua ba chữ Sống  Lờ Vờ, Học Lờ Mờ sẽ dẫn tới Làm Lờ Đờ trong tương lai. Các bạn trẻ cần phải có nhiệt huyết, máu lửa và chiến đấu hết mình cho chính tương lai của mình và gia đình. 
Một khi lửa đã được thắp lên trong mỗi cá nhân người học sinh, tự họ sẽ chuẩn bị cho mình nền tảng nghề nghiệp hiệu quả. Trong giai đoạn này tôi khuyến cáo các bạn nên đọc hai quyển sách “7 thói quen của người thành đạt“ và “Từ tốt tới vĩ đại“. Các chương trình phát triển cốt lõi cho sinh viên cần được thực hiện từ năm thứ hai cho tới năm thứ ba tại các trường đại học. 
Chương trình tiếp cận và tìm việc làm cho sinh viên là nhóm hoạt động cuối cùng trong chương trình phát triển nghề nghiệp. Trên thực tế, phòng quan hệ doanh nghiệp tại các trường thực hiện nhiều hoạt động trong chương trình này. Các hoạt động bao gồm 1 – giúp sinh viên tiếp cận công việc thực tế qua thăm quan, hội thảo từ phía công ty 2- các chương trình thực tập – kiến tập tại công ty 3- các hoạt động đào tạo phát triển các kỹ năng liên quan trực tiếp như viết CV, phỏng vấn, thử việc. 4- các chương trình tư vấn và hỗ trợ. Các hoạt động này nên thực hiện sớm từ năm thứ 3 tới năm thứ 4 để giúp sinh viên hiệu quả. 
Trên đây là hệ thống các chương trình nhằm giúp các bạn sinh viên hiểu về việc làm, chuẩn bị bản thân cho việc làm và tích cực thực hiện tìm việc làm thành công. Các trường đại học cần tiếp cận giải quyết các chương trình việc làm sinh viên theo triết lý cộng hưởng. Cộng hưởng nội bộ giữa các khoa, phòng trong trường cùng nhau tạo nên một hệ thống hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp hiệu quả. Cộng hưởng bên ngoài với các doanh nghiệp, các hiệp hội, các chương trình hỗ trợ, các doanh nghiệp xã hội nhằm gia tăng giá trị cho các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên.
Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Phat-trien-nghe-nghiep-cho-sinh-vien-tai-truong-dai-hoc-post136295.gd

Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT

 13/01/14 07:15
(GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém. 
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.
Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5 (2013 – 2014)

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5 (2013 – 2014)


Festival Hoa Đà Lạt 2013 – 2014 là một sự kiện lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Festival là dịp để thành phố hoa này trưng bày triển lãm các loại hoa địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia lân cận. Đây là một sự kiện mang tầm quốc gia.
Ngoài mục đích thu hút khách tham quan, lễ hội còn là hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và ngành trồng hoa nhằm quảng bá và kêu gọi đầu tư.
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5 sẽ giới thiệu đến người xem những loài hoa danh tiếng nơi xứ lạnh.
ban-hoa-da-latCuối năm 2013 có một sự kiện vô cùng đặc biệt với người dân thành phố Đà Lạt, đó là kỷ niệm 120 thành lập thành phố Đà Lạt. Nhân sự kiện quan trọng này, Đà Lạt sẽ được trang hoàng đặc biệt, rực rỡ hơn bao giờ hết bằng những loài hoa của thành phố cao nguyên. Hàng trăm tiểu cảnh, giỏ hoa, cây cảnh sẽ được sắp đặt quanh các điểm tham quan chính bao gồm hồ Xuân Hương, thác Prenn, đường hoa Lê Đại Hành – cầu Ông Đạo.
hoa-da-lat-7Người xem còn được xem những xe hoa diễu hành suốt đêm 27/12 trong nhưng ánh sáng lung linh của pháo hoa. Trong đó chương trình “Đêm hội tụ Sắc hoa Đà Lạt”  sẽ là điểm hẹn lớn, trình diễn  thời trang hoa , hóa trang bằng hoa và kết hoa lên xe đạp, diễu hành trên đường phố, trưng bày giới thiệu những loài hoa ôn đới độc đáo riêng vốn có của Đà Lạt.
Các chương trình khác trong Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5 (2013 – 2014):
  • Đêm hội 120 năm Đà Lạt và Hoa
          Bắt đầu lúc 19g30 ngày 30/12/2013 tại Quảng trường Lâm Viên.
  • Những không gian hoa
Từ ngày 27/12/2013 – 05/01/2013 tại thành phố Đà Lạt.
  • Phiên chợ hoa Đà Lạt 2013 ” Duyên dáng Đà Lạt hoa”
          Từ ngày 28/12/2013 – 02/01/2014 tại đường Đường Nguyễn Văn Cừ.
Hình ảnh các loài hoa ở Festival Hoa Đà Lạt 2013 – 2014:
hoa-4
hoa-5
hoa-6
hoa-7
hoa-cam-chuong
hoa-chuong-vang
hoa-cuc-dai
hoa-da-lat
hoa-da-lat-2
hoa-da-lat-3
hoa-da-lat4
hoa-da-lat-8
hoa-mua
hoa-ti-gon (2)
toc-tien
Để biết thêm thông tin về Festival hoa Đà Lạt 2013 – 2014 lần thứ 5 tổ chức tại Lâm Đồng, các bạn có thể tham khảo tại đây!
Nguồn:http://festivaldalat.cabaret.vn/festival-hoa-da-lat-2013-2014.html

Phim đồng tính nữ của Pháp đoạt giải Cành Cọ Vàng tại Cannes

Phim đồng tính nữ của Pháp đoạt giải Cành Cọ Vàng tại Cannes

Đăng bởi vào lúc 27/05/2013

Tác phẩm ‘Blue is the Warmest Colour’ là bộ phim đồng tính của điện ảnh Pháp dài hơn 3 tiếng với nhiều cảnh làm tình trần trụi giữa 2 người phụ nữ đã đoạt được giải Cành Cọ Vàng và vinh danh tại LHP Cannes lần thứ 66.

Poster của Blue is the Warmest Colour
Poster của phim đồng tính nữ Blue is the Warmest Colour
Tin mới đó đây – Sau hơn 10 ngày diễn ra sôi động, LHP Cannes lần thứ 66 đã kết thúc vào tối 26/5 tại thành phố biển xinh đẹp ở miền Nam nước Pháp sau hơn 10 ngày sôi động. Nước chủ nhà Pháp đã giành được giải Cành Cọ Vàng với tác phẩm “Blue is the Warmest Colour” có đề tài đồng tính nữ của đạo diễn mang hai dòng máu Pháp và Tunisia – Abdellatif Kechiche, đây là lần chiến thắng thứ 10 của họ trong lịch sử Cannes. Đây cũng là lần đầu tiên một bộ phim chủ đề đồng tính đạt được giải Cành Cọ Vàng.
Dựa trên cuốn truyện tranh Blue is a Warm Colour của Julie Maroh, Blue is the Warmest Colour xoay quanh Adèle, một nữ sinh 17 tuổi thuộc gia đình trung lưu ở thành phố Lille (Pháp). Sau mối tình ngây thơ với một chàng trai, Adèle gặp gỡ và đem lòng yêu nữ nghệ sĩ 30 tuổi có mái tóc xanh, Emma, thuộc tầng lớp thượng lưu. Chuyện tình đầy nóng bỏng và cuồng nhiệt của hai cô gái kéo dài 3 tiếng với nhiều cảnh quay nhục dục gây sốc.
Ngay sau buổi chiếu đầu tiên, Blue is the Warmest Colour đã trở thành bộ phim yêu thích của vô số nhà phê bình có mặt ở Cannes. Tác phẩm này đã được nhiều người tiên đoán sẽ đoạt Cành Cọ Vàng. Diễn xuất của hai nữ diễn viên chính là Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux cũng nhận nhiều lời khen ngợi vì lột tả rất chân thực và truyền cảm mạnh cho người xem. Phim gây xôn xao bởi những cảnh làm tình trần trụi giữa hai cô gái và một số người cho rằng Blue is the Warmest Colour sẽ phải cắt bỏ nhiều cảnh nóng trước khi công chiếu rộng rãi tại các rạp phim.
Nhà phê bình Justin Chang của tờ Variety nhận định đây là “bộ phim có những cảnh quay nhạy cảm và chân thực nhất về đồng tính nữ trong thời gian gần đây”. Trong Blue is the Warmest Colour, hai diễn viên nữ chính Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux phải sex thật để tạo độ chân thực cho các cảnh quay. Bộ phim cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá là lột tả dữ dội và chân thật về một xã hội Pháp hiện đại đầy mâu thuẫn.
Đạo diễn Abdellatif Kechiche (giữa) cùng hai nữ diễn viên Léa Seydoux và Adèle Exarchopoulos
Đạo diễn Abdellatif Kechiche (giữa) cùng hai nữ diễn viên Léa Seydoux và Adèle Exarchopoulos bên giải thưởng Cành Cọ Vàng danh giá.
Lần đầu tiên góp mặt ở LHP Cannes nhưng đạo diễn 52 tuổi Abdellatif Kechiche đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn kỳ cựu như Roman Polanski, anh em nhà Coen, Steven Soderbergh hay Alexander Payne để nhận giải thưởng danh giá Cành Cọ Vàng. Trước đây, Abdellatif từng giành hai giải César (được coi là Oscar của Pháp) với hai bộ phim Games of Love and ChanceThe Secret of the Grain.
Ngày Blue is the Warmest Colour nhận Cành Cọ Vàng cũng là ngày hàng nghìn người đổ xuống đường phố Paris biểu tình phản đối việc Pháp công nhận hôn nhân đồng giới. Chủ tịch Ban giám khảo phim tranh giải năm nay, đạo diễn Steven Spielberg, phát biểu: “Bộ phim chứa đựng thông điệp mạnh mẽ và rất tích cực về đồng tính nữ. Tác phẩm này chạm tới tâm hồn của những người đồng tính. Họ cũng có quyền yêu thương và hạnh phúc như bao người bình thường khác nếu không có rào cản của xã hội”.
Ban giám khảo năm nay có một bước tiến đặc biệt khi quyết định Cành Cọ Vàng sẽ thuộc về cả hai nữ diễn viên Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux chứ không chỉ riêng đạo diễn Abdellatif Kechiche. Trong lịch sử những năm trước, chỉ có đạo diễn là chủ nhân duy nhất của giải thưởng danh giá nhất đến từ LHP Cannes.
phim đồng tính nữ
Hai nữ diễn viên chính trong phim đồng tính nữ Blue is the Warmest Colour
Giải thưởng lớn (Grand Prix), danh hiệu cao thứ nhì của Cannes, được trao cho bộ phim tâm lý, ca nhạc Inside Llewyn Davis của anh em đạo diễn Ethan và Joel Coen. Giải thưởng ban giám khảo (Jury Prize) thuộc về Like Father, Like Son của đạo diễn người Nhật, Hirokazu Koreeda. Ở hạng mục Un Certain Regard (dành cho các phim có tính thể nghiệm), phim tài liệu về nạn diệt chủng The Missing Picture của điện ảnh Campuchia bất ngờ vượt qua ứng viên nặng ký là The Bling Ring của nữ đạo diễn Sofia Coppola để đoạt giải.
Nhà làm phim người Mexico, Amat Escalante, giành giải “Đạo diễn xuất sắc” với bộ phim Heli. Đạo diễn Giả Chương Kha của Trung Quốc đoạt danh hiệu “Kịch bản xuất sắc” cho tác phẩm A Touch of Sin (Thiên trụ định). Hạng mục diễn viên không gây bất ngờ khi Berenice Bejo (phim The Past) và Bruce Dern (phim Nebraska) đều là những cái tên được tiên đoán trước.
Được coi là LHP quốc tế đẳng cấp nhất của nghệ thuật thứ bẩy, LHP Cannes 2013 diễn ra tại thành phố biển xinh đẹp ở miền Nam nước Pháp từ 15/5 tới 26/5 với sự góp mặt của nhiều đạo diễn, diễn viên, biên kịch, nhà sản xuất đến từ khắp nơi trên thế giới trong những
nguồn:ttp://tinmoidoday.com/phim-dong-tinh-nu-cua-phap-doat-giai-canh-co-vang-tai-cannes/rang